4,1K
Vào một ngày cuối tháng Một năm 2015, tôi nhận được một tin nhắn từ số máy lạ, hỏi về cách đăng ký thành viên trên Diễn đàn Giao Thủy mà tôi đang quản lý. Thoạt đầu tôi nghĩ, đây sẽ là một người trẻ tuổi trạc tuổi của tôi, bởi đến với diễn đàn giao lưu, toàn là các bạn trẻ mà thôi. Tôi lại với cái tính thích tìm hiểu một người lạ là ai, tôi tra cứu số điện thoại lạ đó, và được kết quả là một cái tên Châu Thanh ở Facebook, xem thông tin tuổi thì bằng tuổi với bố tôi, và từ đó tôi gọi là chú Châu Thanh.
Tôi, chú Châu Thanh và Giao Thủy
Châu Thanh không phải là tên của chú ấy, mà đó là pháp danh, chú ấy theo Đạo Phật, còn tên thật của chú ấy là Nguyễn Lương Bằng, tôi thích gọi chú ấy bằng cái tên Châu Thanh hơn, bởi tôi nghĩ đó là một ý nghĩa. Chú Châu Thanh công tác tại một công ty xây dựng ở Hà Nội của Bộ Quốc Phòng, chú ấy cũng là người Giao Thủy cùng quê với tôi, quê chú ấy ở Hoành Sơn.
Chú Châu Thanh đã từng duyên dạy đạo đức cho các em học sinh nghỉ hè tại Chùa Tiên Chưởng ở Giao Châu, Chùa Diêm ở Thị trấn Ngô Đồng, Chùa An Lạc ở Giao Thiện, rồi đến các khóa hoạt động tổ chức giảng đạo tại các tỉnh khác như Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Mới đầu năm Ất Mùi 2015 vừa rồi, chú ấy cũng cùng một người thầy của chú ấy, đã dạy đạo đức làm người và pháp chữ bệnh không dùng thuốc ở Lạng Giang – Bắc giang. Ngoài ra, chú Châu Thanh còn có nhiều hoạt động, nhiều bài viết phân tích trên Facebook của chú về lẽ sống, lẽ phải trái và về đạo đức nữa, tôi vẫn thường xuyên đọc những bài viết đó, theo dõi những News Feed của chú, nhiều lúc giành nhiều thời gian để kéo đi ngẫm lại nhưng tôi vẫn chưa hiểu nhiều, chỉ hiểu một phần nhỏ trong đó thôi, chắc cũng tại cái suy nghĩ tuổi trẻ của tôi và cái duyên hiểu về những lý lẽ của Đạo Phật chưa đến!
Chú Châu Thanh cùng Thầy tại Đỉnh Ao Vua Núi Phượng Hoàng.
Chú Châu Thanh cũng biết được nhiều hoạt động xây dựng từ thiện của tôi, cũng biết nhiều hoạt động của tôi tham gia trong hai chữ “Giao Thủy”, trong đấy có hoạt động tạo quỹ từ thiện trong Bánh chưng xanh Giao Thủy 2015 và Xe Tết 2015, chú ấy nói:
– Dân khổ lắm cháu ơi! Họ tưởng họ sướng những không phải cháu ạ!
– Dạ, vâng chú ạ! Ở đâu cũng có cái khổ, cái khó khăn mà chú, nhưng cháu chẳng hiểu sao cháu chỉ thích hướng mỗi về quê hương Giao Thủy thôi, còn những miền quê khác cháu không mặn mà, bởi cháu nghĩ, quê nhà mình còn nhiều người nghèo, người khó khăn,…
Có lẽ đó là cái suy nghĩ ích kỷ, suy nghĩ cá nhân của tôi, nhưng đó cũng chính là cái riêng gì đó mà tôi muốn. Chú Châu Thanh chỉ cho tôi rằng cho họ cái cần câu chứ không có được cho con cá, hãy cho họ đạo đức làm người là chìa khóa thành công, con người có đau, có khổ chính là từ họ đã tạo ra cho họ.
Một hoạt động tặng quà thường niên tại Giao Thủy vào dịp cuối năm của tôi.
Gần đây, sau nghỉ Tết Nguyên Đán, chú Châu Thanh có hỏi tôi là có tổ chức xe Tết lên cho người xa quê nữa không? Tôi đáp:
– Dạ, cháu có chú ạ! Cháu vẫn tổ chức cho mọi người. Còn chú thì lại nói lại:
– Chú ủng hộ chỗ cho các em cấp 3 tự học tiếng Anh, Hóa Học miễn phí, có cô giáo môn Hóa ở Thái Bình về dạy miễn phí ôn thi cháu ạ, tiếng Anh thì có người nước ngoài đi thực tế ở Vườn quốc gia Xuân thủy (Giao Thủy) về dạy các em 2 năm rồi cháu ạ, cũng có mấy anh chị đại học và ra ngành ở Hà Nội Tết về lại động viên, chú thấy làm từ thiện kiểu này tốt hơn thuê xe cho người đi làm ăn vì họ làm xa cố công cao hơn lao động ở quê cháu ạ!
– Dạ vâng chú ạ, cháu thì đang xây dựng cho người xa quê, để họ có thể ổn định hơn, có điều kiện thuận lợi hơn, rồi họ sẽ lại hướng về quê hương, hướng về với Giao Thủy, hướng về những gì cần được giúp đỡ. Dạy học cho các em học sinh như thế hay chú ạ, vừa giáo dục kiến thức, vừa giáo dục con người, vừa bắt kịp thời đại nữa ạ!
Một lớp dạy đạo của chú Châu Thanh ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Chú Châu Thanh thì nghĩ khác, bởi những người xa quê họ có ngày công cao hơn những người ngày đêm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trồng lúa và hoa màu ở Giao Thủy. Chú ấy nhiều năm đã giúp dạy đạo sức làm người ở mấy chùa ở Giao Thủy và các tỉnh phía Bắc, chú ấy chỉ cho tôi 6 nghề không nên làm:
1. Không nên chài lưới (Bắt cá tôm,…Hải sản…).
2. Không nên làm nghề săn bắn ( Nuôi chim mà nhốt trong lồng…, Bắn và săn chim ).
3. Không nên làm nghề bán thịt động vật sống.
4. Không nên làm nghề bán thịt chín ( Nấu bún phở có thịt chúng sinh bị chết trên giao thớt…).
5. Không nên làm nghề buôn bán thuốc độc như thuốc sâu (Ở quê có anh Bảng Hồng Thuận, Giao Thủy làm Thiếu tướng CA trong nghề sản xuất buôn bán thuốc sâu BCA , con cái có đâu?), hay nghề buồn bán dược (Thuốc độc Bảng A, bảng B ), hay làm nghề buôn bán những chất cay nghiện.
6- Không nên làm nghề buôn bán người như Nô lệ, môi giới công nhân lao động kiến tiền,… Làm nhà nghỉ, buôn bán mô giới mãi dâm…
Chú Châu Thanh nói sáu nghề không nên làm và nhưng nghề gì có liên quan tiếp tay cho nhưng nghề đó đều không thiện, chú ấy rất sợ huy động tiền của mọi người đi làm từ thiện mà không có trí kiến giải thoát cho con người khỏi khổ là một việc ít có lợi cho đồng tiền mà bá thí hay những người có tâm họ bỏ ra, nếu không cẩn thận thì mình đang vay nợ tiền nhân quả của họ. Chú ấy nghĩ xã hội này còn nhiều người khổ lắm, song mình muốn giúp đỡ họ những nghề học tập, hay nghề để làm việc, để cho họ có được một cái cần câu để tự mình đi câu con cá. Giao Thủy là miền ven biển có rất nhiều đến việc sát sinh, từ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản là một nghề chưa thiện. Chú ấy ước nguyện có những bãi biển nuôi ngao vạng, người dân chúng ta nên chuyển nghề nuôi rong, nuôi tảo biển để biến là dược liệu như nghề sản xuất dược nơi tôi đang làm.Chú ấy còn chỉ cho tôi rằng, bao giờ tôi thấm nhuần việc ăn chay trường và ăn một bữa như chú ấy, tôi sẽ nhìn nhận được các nghề trong thế gian nay là nghề thiện hay ác nghiệp.
Những gì tôi đã, đang làm chỉ là một phần nhỏ, còn những gì chú Châu Thanh cho tôi là phần lớn để tôi học hỏi, tôi sẽ phải biết thay đổi cách nhìn đúng lúc để có được sự hoàn thiện bản thân. Tôi và chú Châu Thanh chưa gặp nhau bao giờ, chỉ là nói chuyện, trao đổi với nhau qua Facebook, ngày nào đó gần đây, tôi hẹn duyên gặp chú, để biết đâu rằng: Tôi là ai thực sự!
Kẻ lữ hành đi ngược dòng sông
Câu chuyện đầu năm Ất Mùi 2015: Tôi, chú Châu Thanh và Giao Thủy